Ngày đăng: - Lượt Xem: 2746 lượt - Đăng bởi: Admin Holo Speak
Đánh giá:Quy trình là cách thức, phương pháp để thực hiện một hoạt động theo các bước cụ thể. Vậy quy trình phỏng vấn là gì? Và nó gồm những bước nào? Tại sao các nhà tuyển dụng cần phải xây dựng quy trình phỏng vấn? Hãy cùng Holo Speak tìm hiểu về quy trình phỏng vấn tuyển dụng và các tips giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn thành công cũng như tìm được ứng viên phù hợp nhất.
Xem thêm:
Mục lục
Quy trình là phương pháp cụ thể để thực hiện một công việc hay quá trình nào đó. Từ đây có thể định nghĩa quy trình phỏng vấn là một chuỗi các hoạt động tiếp xúc, tương tác giữa nhà tuyển dụng với các ứng viên. Nhằm mục đích tìm ra ứng viên thích hợp nhất cho vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vậy quy trình phỏng vấn diễn ra như thế nào?
Các bước phỏng vấn tuyển dụng tạo nên một quy trình chuyên nghiệp bao gồm:
Bước đầu tiên trong cuộc phỏng vấn là người phụ trách phỏng vấn sẽ giới thiệu qua về bản thân. Đồng thời giới thiệu sơ qua về trình tự phỏng vấn cho ứng viên biết. Bước này sẽ trở thành nền tảng cho ứng viên hiểu hơn về người tuyển dụng mình cũng như mình sẽ trải qua buổi phỏng vấn như nào. Điều đó cũng giúp các ứng viên trở nên chủ động động, linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống được đưa ra.
Bước nào quan trọng nhất trong quy trình tuyển dụng? Sau khi giới thiệu, nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục tiến đến bước thứ hai và cũng có thể nói là bước quan trọng nhất. Đó là hỏi ứng viên về vị trí công việc đang ứng tuyển cùng những hiểu biết của họ về doanh nghiệp mình.
Trong quá trình phỏng vấn xin việc của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để kiểm tra và đánh giá độ xác thực của thông tin ghi trong hồ sơ. Đôi khi sẽ có những ứng viên vì tạo ấn tượng tốt mà đưa ra những thông tin không trung thực, “tạo nét” sai lệch thực tế. Vì thế đây là kỹ thuật phỏng vấn tuyển dụng để nhà tuyển dụng có thể biết được tính chính xác của ứng viên.
Trong các kịch bản phỏng vấn nhân viên thì đây là bước quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá được khả năng cụ thể của từng ứng viên. Đồng thời sàng lọc xem đâu là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí mà mình đang cần tuyển.
Bước này sẽ đóng vai trò lớn trong quy trình phỏng vấn vì đây mới là lúc nhà tuyển dụng tìm ra được ứng viên thực sự phù hợp.
Ngoài dành thời gian để nhà tuyển dụng lẫn ứng viên giới thiệu về bản thân thì ứng viên đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng là bước quan trọng để đánh giá sự khéo léo, linh hoạt cũng như mức độ quan tâm đến công việc của ứng viên. Ứng viên tập trung vào những câu hỏi về công việc sẽ đảm nhiệm cùng thông tin doanh nghiệp của bạn chứng tỏ sự nghiêm túc của họ khi ứng tuyển.
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần tổng kết sơ qua buổi phỏng vấn từ những thông tin đã thu thập được. Đồng thời thông báo ứng viên thời gian chờ đợi kết quả. Một quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp sẽ bao gồm bước thông báo kết quả tuyển dụng cho cả ứng việc trúng tuyển và ứng viên không được chọn.
Để giảm thiểu nguy cơ tuyển nhầm người, sai người, sau đây Holo sẽ gợi ý cho các nhà tuyển dụng một số tips giúp cải thiện kỹ năng, quy trình phỏng vấn để cuộc phỏng vấn thành công hơn.
Khi chọn người phỏng vấn ứng viên, thì việc nghiên cứu CV là bắt buộc người đó phải làm. Ngoài ra, trong thời đại số, không khó để nhà tuyển dụng cân nhắc nghiên cứu các profile của ứng viên trên các trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn. Có thể bạn nghĩ điều này thừa thãi nhưng thực chất nó lại có thể sẽ tiết lộ khá nhiều về con người thật của các ứng viên. Và bạn sẽ biết được nó có phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Trong tình huống phỏng vấn tuyển nhân viên, người phỏng vấn nên tỏ ra thân thiện với các ứng viên. Bạn có thể khiến ứng viên cảm thấy thoải mái và thiện cảm hơn với quá trình phỏng vấn bằng cách sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể. Ví dụ như mỉm cười, gật đầu tương tác, hướng người ra phía trước,,… Nếu bạn tạo ra được càng nhiều sự thoải mái, thì ứng viên sẽ càng dễ dàng chia sẻ thẳng thắn nhiều thông tin về họ. Và chắc chắn điều này sẽ có lợi lớn đến việc đưa ra quyết định tuyển dụng của bạn.
Để đảm bảo quy trình phỏng vấn, các nhà tuyển dụng hãy sắp xếp ghi chú một cách cẩn thận. Bạn có thể ghi nhớ khá chính xác về thông tin của một hay hai ứng viên. Nhưng khi con số ứng viên lên tới 5 hay 10 và nhiều hơn nữa, thì chắc chắn bạn sẽ thấy mình phụ thuộc rất lớn vào các ghi chú trong cuộc phỏng vấn đó.
Bạn đang đi phỏng vấn và nhiệm vụ của người phỏng vấn (đại diện cho nhà tuyển dụng) là khai thác thông tin thay vì kết bạn với ứng viên và tham gia vào câu chuyện. Là một người phỏng vấn thông minh, bạn hãy hướng dẫn và gợi ý cho ứng viên về những thông tin mà bạn muốn biết. Nhưng hãy luôn đảm bảo để ứng viên của bạn là nhân vật chính trong buổi phỏng vấn.
Để làm rõ một số thông tin trên resume/CV của ứng viên, nhà tuyển dụng thường sử dụng các câu hỏi chung. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một số câu hỏi cụ thể hơn để tìm hiểu lý do vì sao ứng viên lại muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp, hoặc vị trí này ở doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ:
– Bạn đã làm việc ở công ty ABC trong bao lâu?
– Bạn đóng vai trò gì ở vị trí này?
– Vì sao bạn muốn trở thành chuyên gia/…?
– Vì sao bạn muốn làm vị trí này ở công ty của chúng tôi?
– Bạn đã tìm hiểu gì về công ty chúng tôi chưa?
– Sở thích của bạn là gì?
Các câu hỏi hành vi luôn là phần ưa thích mà các nhà tuyển dụng dùng đến. Bởi đa phần những kinh nghiệm, kỹ năng ứng viên thể hiện trong quá khứ chính là lời tiên đoán chính xác nhất cho những gì họ sẽ làm trong tương lai. Ví dụ:
– Hãy kể lại một tình huống bạn sử dụng sự sáng tạo để giải quyết công việc. (Thông thường câu hỏi của các nhà tuyển dụng là: Bạn có phải là người sáng tạo không?)
– Kể về một khủng hoảng đã từng xảy ra trong công việc của bạn và cách mà bạn xử lý chúng.
– Kể về dự án lớn nhất/ thành công mà bạn từng thực hiện?
Qua bài viết hy vọng các nhà tuyển dụng cùng ứng viên đều nắm rõ vấn đề phỏng vấn tuyển dụng là gì, chuẩn bị câu hỏi cho phỏng vấn thế nào và các nguyên tắc phỏng vấn cơ bản. Hiểu rõ quy trình phỏng vấn sẽ giúp cuộc phỏng vấn trở nên chuyên nghiệp và thành công hơn. Chúc các nhà tuyển dụng sẽ tìm được ứng viên phù hợp để ngày càng phát triển thịnh vượng hơn!
>>>> Xem thêm: Phương pháp sàng lọc ứng viên hiệu quả chỉ trong 5 bước
>>>> Xem thêm: 7 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và cách trả lời thông minh đừng bỏ lỡ
Nguồn: Holo Speak – Ứng dụng dạy và học ngoại ngữ trực tuyến 1-1
Holo Speak là ứng dụng giúp kết nối Giảng viên dạy ngoại ngữ với các Học viên với nhau. Trên Holo Speak, bạn có thể đặt các buổi học giao tiếp 1 kèm 1 theo lịch trống có sẵn của GV bạn muốn chọn. Bạn cũng có thể tự luyện tập với các HV khác thông qua video call hoặc nhắn tin.
Bạn chỉ cần tải Holo Speak về điện thoại, sau đó đăng nhập và hoàn thiện profile của mình là đã có thể bắt đầu sử dụng các tính năng của Holo Speak để học ngoại ngữ.