Tổng hợp các điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mất gốc

Ngày đăng: - Lượt Xem: 2140 lượt - Đăng bởi: Admin Holo Speak

Đánh giá:
audio play

Ngữ pháp có thể nói là xương sống trong quá trình học tập và sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên bạn là người mới bắt đầu nên chưa nắm rõ được các điểm ngữ pháp quan trọng? Bạn loay hoay không biết mình nên học những gì? Vậy thì hôm nay hãy để Holo Speak chia sẻ với bạn các điểm ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới bắt đầu/ mất gốc nhé.

Tải app Holo Speak học tiếng anh miễn phí: https://onelink.to/hctjrb
Quét mã QR tải app Holo Speak tại đây:

QR Code HoloSpeak App

1. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Việc lựa chọn đúng các điểm ngữ pháp quan trọng để học góp phần rút ngắn quá trình học tập. Đồng thời nâng cao khả năng ngoại ngữ cảu người học rất nhiều. Sau đây là các điểm ngữ pháp quan trọng mà bất kỳ người học tiếng Anh nào cũng phải nắm vững.

1.1. Các thì cơ bản trong tiếng Anh – Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản pdf

12 thì cơ bản trong tiếng Anh
12 thì cơ bản trong tiếng Anh

Một trong những kiến thức căn bản nhất trong tiếng Anh đó là các thì cơ bản. Việc nắm vững và hiểu rõ cấu trúc, cách dùng và dấu hiệu của các thì sẽ hỗ trợ người học rất nhiều. Việc sử dụng đúng thì trong các bài thi nói (Speaking) hay viết (Writing) sẽ giúp thí sinh đạt điểm cao hơn.

12 thì tiếng Anh được gộp vào 3 nhóm: Quá khứ (QK đơn; QK tiếp diễn; QK hoàn thành; QK hoàn thành tiếp diễn); Hiện tại (HT đơn; HT tiếp diễn; HT hoàn thành; HT hoàn thành tiếp diễn); và Tương lai (TL đơn; TL tiếp diễn; TL hoàn thành; TL hoàn thành tiếp diễn).

1.2. Các thành phần ngữ pháp cơ bản tiếng Anh trong câu

Trong câu chúng ta thường thấy sẽ bao gồm các thành phần ngữ pháp như: chủ ngữ; động từ; tân ngữ; tính từ; trạng từ; danh từ.

1.2.1. Chủ ngữ – Subject (S)

Thông thường chủ ngữ là một danh từ/ cụm danh từ/ đại từ (chỉ người hay một sự vật/ sự việc nào đó). Chủ ngữ thực hiện hành động (đối với câu chủ động). Hoặc chủ ngữ bị tác động do hành động (đối vưới câu bị động).

Ví dụ: My father paints the house. (“My father”: chủ ngữ)

1.2.2. Động từ – Verb (V)

Động từ/ cụm động từ thường thể hiện một hành động hay 1 trạng thái nào đó.

Ví dụ: I go to school everyday. (“go” đóng vai trò là một động từ chỉ hành động)

1.2.3. Tân ngữ – Object (O)

Tân ngữ thường là một danh từ/ cụm danh từ. Hoặc là một đại từ chỉ người; chỉ sự vật/ sự việc chịu ảnh hưởng/ tác động trực tiếp hay gián tiếp của động từ trong câu.

Ví dụ: I have a new motorbike. (“a new motorbike”: tân ngữ)

1.2.4. Tính từ – Adjective (Adj)

Tính từ được dùng để miêu tả (về tính cách, đặc điểm, tính chất,… của một người hay một sự vật/ sự việc nào đó). Tính từ thường đứng sau động từ “to be”; động từ nối; hay đứng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó.

Ví dụ: My little brother is tall. (“tall” đóng vai trò là một tính từ chỉ đặc điểm đứng sau động từ “tobe”)

1.2.5. Trạng từ – Adverb (Adv)

Trạng từ là các từ chỉ cách thức xảy ra của 1 hành động; chỉ địa điểm; thời gian; tần suất hay mức độ. Trạng từ có thể đứng ở khá nhiều vị trí trong câu. Như đầu câu/cuối câu; trước/sau động từ dùng để bổ nghĩa cho động từ; trước tính từ/ trạng từ khác nhằm bổ nghĩa cho trạng từ/ tính từ đó.

Ví dụ: They learn English very well.

1.2.6. Danh từ – Noun (N)

Danh từ là từ loại được dùng để chỉ 1 người/ vật/ sự việc/ tình trạng hay chỉ một cảm xúc.

Thông thường, danh từ chiếm vị trí rất quan trọng trong câu. Danh từ có thể làm chủ ngữ cho động từ; làm tân ngữ trực tiếp/ gián tiếp; làm tân ngữ cho giới từ hay làm bổ ngữ cho chủ ngữ/ tân ngữ.

Ví dụ: book, house, pen,…

1.3. Đại từ (Pronouns)

Có khá nhiều loại đại từ như đại từ nhân xưng, đại từ phản thân, đại từ sở hữu,… . Các đại từ này có thể chỉ rõ ngôi thứ nhất; ngôi thứ hai; ngôi thứ ba trong câu. Cũng có đôi khi đại từ có thể thay thế cho vị trí của một danh từ.

Ví dụ: Đại từ sở hữu yours = your+ Noun

1.4. Mạo từ (Articles)

Các mạo từ bao gồm “a/an/the”. Chúng đi kèm với một danh từ để chỉ sự không xác định hay xác định của chính danh từ đó. Để xác định đó là danh từ xác định hay không xác định thì chúng ta cần phải dựa vào văn cảnh của người nói.

Ví dụ: a bike, an eraser, the dog,…

1.5. Câu bị động (Passive Voice)

Câu bị động
Câu bị động

Thông thường chúng ta sẽ thấy có 2 loại câu: câu chủ động và câu bị động.

Thể bị động được dùng khi chúng ta muốn nhấn mạnh 1 đối tượng chịu tác động của 1 hành động thay vì là bản thân của hành động đó. Thì của thể bị động cũng phải tuân theo thì của thể chủ động.

Ví dụ: He can speak three languages. (Câu chủ động)

-> Three languages can be spoken by him. (Câu bị động)

1.6. Câu gián tiếp (Indirect Speech) – Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Câu gián tiếp được dùng để thuật lại các ý chính của người khác đã nói. Khi chuyển từ câu trưc tiếp sang câu gián tiếp, chúng ta cần lưu ý các điểm sau:

  • Lùi thì.
  • Chuyển đổi ngôi và tân ngữ.
  • Chuyển đổi trạng từ chỉ nơi chốn và trạng từ chỉ thời gian.

Ví dụ: “How is your mother, Lan?” Mai asked (Câu chủ động)

-> Mai asked Lan how old her mother was.

1.7. Mệnh đề quan hệ (Relatives Clause) – Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Mệnh đề quan hệ dùng để nối cùng với mệnh đề chính. Thông qua những đại từ quan hệ như that, which, who, whose, whom,…

Có 2 loại mệnh đề quan hệ là mệnh đề quan hệ không xác định và mệnh đề quan hệ xác định. Bên cạnh đó vẫn còn một loại mệnh đề nữa chính là mệnh đề quan hệ rút gọn.

Ví dụ: It is a bike that my father gave me last year.

1.8. Câu điều kiện (Conditional Sentences)

Câu điều kiện được sử dụng để giải thích hay diễn đạt về 1 sự việc có thể xảy ra khi điều kiện nói tới xảy ra. Thông thường hầu hết các câu điều kiện đều có chứa “if”. Trong 1 câu điều kiện thường phải bao gồm hai mệnh đề.

  • Mệnh đề chính: mệnh đề kết quả.
  • Mệnh đề chứa “if”: mệnh đề phụ (mệnh đề điều kiện để mệnh đề chính thành sự thực).

Thông thường thì mệnh đề chính đứng trước và mệnh đề phụ sẽ đứng sau. Tuy nhiên vẫn có thể đảo vị trí mệnh đề phụ lên phía trước câu (thêm dấu phẩy sau mệnh đề phụ nhằm ngăn cách giữa 2 mệnh đề).

Câu điều kiện có 3 loại chính. Gồm loại I (type I); loại II (type 2) và loại III (type 3). Ngoài ra còn có câu điều kiện hỗn hợp (kết hợp giữa câu điều kiện loại II và câu điều kiện loại III).

Ví dụ: If the weather is good, they will go to Nha Trang tomorrow.

1.9. Câu hỏi đuôi (Tag question)

Câu hỏi đuôi được dùng để xác nhận lại tính đúng/ sai của thông tin. Câu hỏi đuôi nằm ở cuối câu và được phân tác với vế câu chính bởi dấu phẩy nhằm xác nhận điều đó có đúng không.

Ví dụ: “He doesn’t like Minh, does he?”

1.10. Sự hòa hợp chủ ngữ – vị ngữ ( Subject-Verb Agreement)

Chúng ta cần phải phân biệt được cách chia động từ (vị ngữ) theo số ít hay theo số nhiều. Hầu hết điều này sẽ cần phải dựa vào chủ ngữ.

1.11. Dạng thức động từ

V_ing và To_inf là dạng rất phổ biến trong các đề thi. Danh động từ và động từ nguyên thể có rất nhiều vai trò trong câu như chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ,…

1.12. Liên từ (Conjunctions)

Liên từ là từ được dùng để nối giữa 2 từ/ cụm từ/ mệnh đề lại với nhau. Có 3 loại liên từ là liên từ kết hợp (for, and, nor, but, or, yet, so); liên từ tương quan (either… or….; neither…nor…; both….and…; not only … but also…; …); và liên từ phụ thuộc (after; before; although; as; because; …).

Nếu như mệnh đề phụ thuộc đứng phía trước của mệnh đề độc lập thì phải có dấu phẩy ở giữa hai mệnh. Còn nếu mệnh đề độc lập đứng phía trước thì chúng ta không cần phải có dấu phẩy ngăn cách giữa hai mệnh đề với nhau.

2. Holo Speak – Ứng dụng học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới học

Holo Speak - Ứng dụng học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới học
Holo Speak – Ứng dụng học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mới học

Bên cạnh việc đọc sách thì việc tìm kiếm 1 người bạn hoặc 1 người thầy hướng dẫn cũng rất quan trọng. Họ sẽ là những người giải thích, chỉ dẫn và giúp bạn sửa các lỗi sai ngữ pháp khi mắc phải. Nếu bạn đang phân vân không biết nên sử dụng ứng dụng học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản miễn phí cho người mới bắt đầu/ mất gốc thì hãy tải ngay app Holo Speak.

Được thiết kế với các lớp học online 1 kèm 1 bởi các giáo viên bản xứ; gia sư nhiều kinh nghiệm, Holo Speak sẽ là một môi trường học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và giao tiếp vô cùng tốt. Người học không những được kèm riêng mà còn được giáo viên theo sát trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt người học còn có thể tự chọn giáo viên và thời gian học tập cho riêng mình. Việc này vừa tạo tính linh hoạt vừa nâng cao sự thoải mái cho người học.

Hơn thế nữa, người học cũng có thể trò chuyện miễn phí với các người dùng khác trên ứng dụng. Bạn có thể nhắn tin, trò chuyện bằng tiếng Anh. Việc này giúp người học có cơ hội kết bạn làm quen và luyện tập, chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm học tập với những người khác.

Tạm kết

Hy vọng với các chia sẻ này, bạn đã nắm được các điểm ngữ pháp cần nắm rõ khi học tiếng Anh. Hãy nhanh tay tải app và đăng ký các khóa học ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và giao tiếp 1:1 với người bản xứ tại Holo Speak bạn nhé.

Holo Speak

Holo Speak là ứng dụng giúp kết nối Giảng viên dạy ngoại ngữ với các Học viên với nhau. Trên Holo Speak, bạn có thể đặt các buổi học giao tiếp 1 kèm 1 theo lịch trống có sẵn của GV bạn muốn chọn. Bạn cũng có thể tự luyện tập với các HV khác thông qua video call hoặc nhắn tin.

Bạn chỉ cần tải Holo Speak về điện thoại, sau đó đăng nhập và hoàn thiện profile của mình là đã có thể bắt đầu sử dụng các tính năng của Holo Speak để học ngoại ngữ.