Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi đi phỏng vấn thế nào cho NGẦU?

Ngày đăng: - Lượt Xem: 2912 lượt - Đăng bởi: Admin Holo Speak

Đánh giá:

Phỏng vấn xin việc luôn luôn là một hành trình khó khăn. Để vượt qua buổi phỏng vấn, ngoài chuyên môn và kinh nghiệm, ứng viên còn cần có kỹ năng phỏng vấn. Vì vậy, một số người đã thử xin việc ở nhiều công ty để rèn luyện kỹ năng này. Và, còn là để làm quen với những câu hỏi khó của nhà tuyển dụng. Bình thường phỏng vấn đã khó, phỏng vấn tiếng Anh sẽ lại càng khó khăn hơn. Holo Speak sẽ hỗ trợ để bạn bớt nhiều lo lắng và cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn nhé.

audio play

1. Những câu hỏi tiếng Anh thường được nhà tuyển dụng sử dụng

1.1. Giới thiệu bản thân:

Tell me a little about yourself

Đây gần như là câu hỏi đầu tiên trong tất cả các cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thực sự không quá quan tâm về cá nhân bạn. Họ muốn biết những kinh nghiệm của bạn sẽ có ích thế nào với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, họ còn có thể cảm nhận được tác phong cũng như sự tự tin của bạn. Câu hỏi về bản thân là cơ hội tốt nhất để bạn thể hiện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cũng như gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

1.2. Điểm mạnh của bạn là gì?

What are your strengths?

Câu trả lời không đúng và cũng không sai. Điều nhà tuyển dụng muốn biết là điểm mạnh này giúp ích được gì cho công việc. Bạn có thể nêu điểm mạnh và kèm ví dụ để nhà tuyển dụng thấy rõ “sự hữu ích” của bạn đối với vị trí này.

1.3. Điểm yếu của bạn là gì?

What are your weaknesses?

Nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để phân loại ứng viên. Những ứng viên quá thiếu kinh nghiệm làm việc và phỏng vấn sẽ trả lời đúng câu hỏi. Nhưng hãy nhớ, nhà tuyển dụng không quan tâm đến bạn. Họ chỉ muốn biết mọi thứ liên quan đến công việc. Nếu bạn có điểm yếu, chúng ta có 2 hướng giải quyết:

  • Đưa ra yếu điểm không ảnh hưởng đến công việc, có khi lại là điểm mạnh => làm việc chậm vì kỹ tính và cẩn thận, nhưng sẽ coi và đối chiếu sổ sách tỉ mỉ
  • Đưa ra yếu điểm không ảnh hưởng đến công việc, và có lộ trình khắc phục điểm yếu

1.4. Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?

What are your short term goals?

Công ty là nơi để làm việc, không phải là nơi để bạn thử và sai (mặc dù hoàn toàn bạn có thể làm như vậy). Công ty chỉ quan tâm đến hiệu suất làm việc. Liệu công ty có muốn biết mục tiêu ngắn hạn của bạn là chơi đàn, học vẽ, đá banh giỏi, … hay không? Nếu bạn đang ở vai trò nhà tuyển dụng, bạn có muốn tuyển một người như vậy hay không? 

Vậy thì câu trả lời “xịn sò” nhất, chính là mục tiêu ngắn hạn liên quan đến vị trí. Bạn hãy thể hiện mình muốn đóng góp cho công ty. Đó có thể là bằng cách học tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng, học sales, …

1.5. Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?

What are your long term goals?

Câu hỏi này thường gây khó khăn cho cả những người đã có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn. Nghĩ thử xem, nếu ai hỏi bạn bằng tiếng Việt, bạn còn khó trả lời. Tuy nhiên, câu hỏi này dùng để xem liệu bạn có xác định mục tiêu và lộ trình hay chưa. Những người có định hướng luôn sẽ được đánh giá cao. Bạn nên chuẩn bị kỹ cho câu hỏi này.

1.6. Bạn có làm việc tốt dưới áp lực không?

Do you work well under pressure?

Công việc nào cũng nhiều áp lực. Đó có thể từ khối lượng công việc, khách hàng, sếp và cả đồng nghiệp. Và nhà tuyển dụng có muốn tuyển một người mà có tí áp lực là xin nghỉ không? Vậy bạn biết câu trả lời rồi đó chứ? Và đừng quên cho một vài ví dụ về việc bạn có thể làm việc dưới áp lực thế nào nhé!

1.7. Tại sao bạn bỏ việc ở công ty cũ?

Why are you leaving your job?

Một người nói xấu công ty cũ thì cũng có nhiều khả năng sẽ nói xấu công ty hiện tại. Và biết đâu khi bạn nghỉ việc này bạn cũng nói xấu công ty chúng tôi. Vì vậy, bạn có thể trả lời kỳ vọng về công việc tốt trong tương lai, hay nói về muốn có những thử thách mới trong công việc.

1.8. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

What do you know about us?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thực sự nghiêm túc với cơ hội làm việc này không. Đó là lý do vì sao, mà việc ứng viên biết rõ thông tin về công ty và vị trí là vô cùng cần thiết. Chắc hẳn không ai muốn tuyển đại một người chuyên đi rải hồ sơ rồi. Hãy đầu tư và nghiên cứu về công ty mà bạn ứng tuyển.

1.9. Tại sao bạn muốn công việc này?

Why do you want this job?

Đây là cơ hội để bạn bày tỏ cho nhà tuyển dụng biết nguyện vọng được cống hiến, và đóng góp cho công ty. Thông qua câu hỏi này, họ có thể xác định lại tính chính xác của những câu trả lời phía trên.

1.10. Tại sao tôi nên thuê bạn?

Why should I hire you?

Trong vô vàn ứng viên nộp hồ sơ, vì sao bạn lại là người phù hợp nhất. Hãy chứng tỏ khả năng của mình. Bạn cũng có thể cho nhà tuyển dụng biết những điểm mạnh nào ở bạn khó có ai theo đuổi, cũng như thành tích ở công ty cũ.

2. Những lỗi sai phổ biến trong giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn:

2.1. Nói quá ít, hoặc quá ngắn:

Có nhiều ứng viên khi vào phỏng vấn, chỉ giới thiệu tên tuổi và một vài sở thích đơn giản. Nhưng những dữ liệu bạn đưa ra ít như vậy, sẽ khiến nhà tuyển dụng khó khăn. Họ phải mất thời gian để hỏi thêm về bạn. Việc nói quá ít sẽ là bằng chứng cho thấy bạn thiếu kinh nghiệm đi phỏng vấn. Đó là còn chưa kể đến, việc nói ít sẽ khiến ấn tượng về bạn rất mờ nhạt.

2.2. Nói quá nhiều về bản thân:

Như đã nói ở trên, nhà tuyển dụng không hề quan tâm gì đến bạn. Cái họ muốn chỉ là công việc. Bạn nói quá nhiều về sở thích cũng như năng lực của bản thân. Vậy cái bạn muốn ở cuộc phỏng vấn này là gì? Họ nghe xong cũng chẳng hiểu những điều đó giúp ích gì cho công việc. 

Hãy luôn xem phỏng vấn là một buổi chào hàng. Và khách hàng không quan tâm đến việc sản phẩm của bạn tốt thế nào. Họ chỉ muốn biết sản phẩm giúp giải quyết được vấn đề của họ hay không. Vì vậy, tập trung giới thiệu những khía cạnh có liên quan đến công việc là được. Ngắn gọn nhưng súc tích!

3. Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi phỏng vấn thuyết phục nhất:

Bộ công thức viết lời giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản và hiệu quả nhất:

  • Bước 1: giới thiệu sơ về bản thân, tên tuổi, vị trí hiện tại, công ty hiện tại
  • Bước 2: giới thiệu về thành tích, kỹ năng đã đạt được ở vị trí đó, cũng như kinh nghiệm trong quá khứ có liên quan đến công việc
  • Bước 3: giới thiệu vì sao công việc trong tương lai lại phù hợp với bạn hoặc dự định của bạn
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào để ấn tượng
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn như thế nào để ấn tượng

4. Luyện mãi mà chưa tự giới thiệu bản thân bằng tiếng anh khi đi phỏng vấn, phải làm sao?

Thật sự là việc tự luyện tập như thế này không thể đòi hỏi một sớm một chiều. Mà thường một buổi phỏng vấn sẽ tổ chức khá gấp gáp. Để học và luyện thật nhanh, bạn cần được hướng dẫn bởi những chuyên gia. Bạn có thể tham khảo một số khóa hướng dẫn tiếng Anh khi đi phỏng vấn. Tại Holo Speak đang có khóa cực kỳ ưu đãi nè. Học phí mềm, bạn học xong áp dụng được ngay, và quan trọng là được tư vấn thêm bởi những giảng viên cực giàu kinh nghiệm. Bạn xem thêm tại đây nhé!

Xêm thêm

QR Code HoloSpeak App
Holo Speak

Nguồn: Holo Speak – Ứng dụng dạy và học ngoại ngữ trực tuyến 1-1

Holo Speak

Holo Speak là ứng dụng giúp kết nối Giảng viên dạy ngoại ngữ với các Học viên với nhau. Trên Holo Speak, bạn có thể đặt các buổi học giao tiếp 1 kèm 1 theo lịch trống có sẵn của GV bạn muốn chọn. Bạn cũng có thể tự luyện tập với các HV khác thông qua video call hoặc nhắn tin.

Bạn chỉ cần tải Holo Speak về điện thoại, sau đó đăng nhập và hoàn thiện profile của mình là đã có thể bắt đầu sử dụng các tính năng của Holo Speak để học ngoại ngữ.